Lộc vừng là một trong những loại cây cảnh công trình được nhiều người lựa chọn cho không gian công sở hay nhà riêng. Lộc vừng có hoa đẹp giúp cho việc trang trí các công trình, đô thị hay sân vườn được đẹp và sang hơn.
Tên gọi thông thường: Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc mưng.
Tên khoa học: Barringtonia acutangula
Phân loại Lộc Vừng:
Lộc vừng ở Việt Nam có một vài loại. Có loài cây Lộc Vừng lá tròn, loại lá dài, loài Lộc Vừng hoa đỏ, loài hoa mầu vàng. Nhưng phổ biến nhất vẫn là cây lộc vừng hoa đỏ, lá dài.
Phân bố chủ yếu:
Tại Đông Nam Á, loài này phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo.
Đặc điểm hình thái:
Thân cây Lộc Vừng là cây thân gỗ lâu năm, có chiều cao khoảng 15 – 20m, đường kính 40 – 50cm. Thân cây non có màu xanh, thân già sần sùi màu nâu xám hay màu xám, nứt dọc hay bong mảng dạng chữ nhật, thịt vỏ đỏ hồng, nhiều xơ, có dịch đỏ, vỏ lụa trắng vàng. Cây có cành nhánh nhiều, tán lá rộng.
Lá cây Lộc Vừng có lá đơn, mọc cách, lá thuôn tròn và hơi to, có hình trứng ngược hay hình bầu dục, đầu tù hay có mũi nhọn ngắn, thót dần về phía cuống. Lá có màu xanh mướt, đặc biệt khi mới nhú lá có màu của lộc non.
Khi già, bề mặt lá nhẵn, mép có răng cưa nhẹ mềm mại, mặt trên đậm màu hơn mặt dưới, gân bên nổi rõ, cuống ngắn, rụng để lại sẹo hình lưỡi liềm.
Hoa Lộc Vừng có cụm hoa bông dài 6 – 10cm mọc rũ ở đầu cành. Hoa nhỏ, màu đỏ khi nở tỏa hương thoang thoảng cùng với hình dáng thướt tha, mềm mại quyến rũ làm cho cây Lộc Vừng trở nên nổi bật hơn.
Hoa Lộc Vừng nở rộ vào tháng 3. Sau khi tàn cho những quả hình cầu màu vàng nâu, đường kính 4 – 6cm, vỏ cứng. Hạt không nhiều, chìm trong thịt.
⇒ XEM THÊM: CÂY MÍT – CÂY VÚ SỮA – CÂY XOÀI – CÂY CHAY – CÂY SANG
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây:
– Đất trồng lộc vừng tốt nhất là đất mầu trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục. Trồng xong tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới. Khi bộ rễ ở dưới đã khỏe, ta tưới nước thỏa mái cho cây phát triển nhưng không được để úng nước.
– Rễ lộc vừng rất nhạy cảm với môi trường âm và ngập nước. Nếu muốn cho ra rễ ở điểm nào của thân cây, ta có thể bó mùn, giữ ẩm hay ngâm vào nước ngập đúng điểm đó sau 2 – 3 tháng rễ sẽ mọc ra (thường mọc đúng mặt đước trên dưới 10 cm) tùy cây to, nhỏ và điều kiện cụ thể mà chọn biện pháp thích hợp, khi đã có rễ ra ta nâng dần cây lên (hạ dần nước xuống) rễ sẽ theo đó mà buông dài dần theo ý muốn.
– Đặt bồn ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều ở cả 4 phía. Hàng ngày chú ý tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây. Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc.
– Định kì nên đều đặn bổ sung phân lân cho cây, hai hoặc ba năm nên tiến hành thay đất mới một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.
– Nên cắt tỉa thường xuyên, khi nào thấy cành vượt là cắt.
– Khi cây lộc vừng chớm ra nụ nên bón thúc cho cây trong đó tăng cường các loại phân tác dụng với hoa, quả để hoa to, bông dài và đậu quả càng tăng vẻ đẹp của cây.
Với dáng hoa rủ như cây liễu đỏ, cây lộc vừng được nhiều người ưa chuộng hơn là vì thế. Đầu tư mua cây lộc vừng trồng trong sân vườn, tô điểm ở những công trình, đô thị vừa giúp bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp cây cảnh, vừa giúp cải thiện môi trường và không khí.
TIÊU CHUẨN CÂY TRỒNG
+ Đảm bảo cây đúng chủng loại, đúng quy cách
+ Cây trồng được đôn đảo, giâm ủ kỹ càng trước khi trồng
+ Hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sau khi trồng
CÂY SÂN VƯỜN BIỆT THỰ – CÂY CÔNG TRÌNH – CÂY TRỒNG ĐÔ THỊ – CÂY TÂM LINH – CÂY CẢNH BONSAI – CÂY XANH NGOẠI THẤT
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: Hotline – 0965.894.066
- Địa chỉ: Vườn ươm Cây Công Trình – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam – Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội
- Tell: (024) 66 827 228 – Fax: 0243 67 57 301
- Website: http://caytrongdothi.com – Email: caytrongdothi@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/cayxanhdothi0965894066/
Xin chân thành cảm ơn!